Trung thu, mùa đoàn viên sum họp, mùa để tri ân, gắn kết tình thân… Trân trọng ý nghĩa sâu sắc ấy, nhà hàng Long Đình giới thiệu 8 dòng bánh Trung Thu truyền thống mang hương vị Hồng Kông đích thực, đậm bản sắc văn hóa phương Đông và gắn liền với những tên gọi đầy ý nghĩa: Long Đình Phú Quý, Long Đình Gia Quý, Long Đình Ngọc Quý, Long Đình An Quý…
Bánh Trung Thu Long Đình
Cả tâm tình gửi trao
Khám Phá
Các Loại Hộp Bánh
XEM THÊM
Thương hiệu bánh trung thu Long Đình có các loại hộp bánh như:
Để lý giải về nguồn gốc Tết Trung thu, dân gian ta lưu truyền nhiều truyền thuyết:
Theo các nhà khảo cổ học, ở Việt Nam Tết Trung thu đã có từ lâu đời, được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Từ đời nhà Lý, trong văn bia chùa Đọi, Tết Trung thu được tổ chức ở kinh thành Thăng Long để cầu mùa màng bội thu và vui chơi với nhiều lễ hội đặc sắc như đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Tiếp đến đời Lê - Trịnh, Tết Trung thu được tổ chức xa hoa hơn trong phủ Chúa.
Trong dân gian cũng có nhiều sự tích khác về nguồn gốc ra đời của ngày Rằm tháng 8 - Tết Trung thu như: Chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng ngày Rằm tháng 8, sự tích chú Cuội, sự tích chị Hằng Nha, sự tích Thỏ Ngọc...
Ngày Tết Trung thu không chỉ có tại Việt Nam mà còn lễ ngày lễ của nhiều quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore...
Những người Trung Hoa cổ đại khẳng định rằng Tết Trung thu bắt nguồn từ thời Xuân Thu dựa trên nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam. Đây là ngày hội mừng mùa màng bội thu, vụ mùa được thu hoạch cũng là lúc người nông dân được nghỉ ngơi và vui chơi.
Còn theo học giả P.Giran khi nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung thu, ông cho rằng văn hóa người Á Đông quan niệm mặt trăng và mặt trời như một cặp vợ chồng. Trăng là biểu tượng của người phụ nữ và đời sống vợ chồng. Ngày Rằm tháng 8 là thời điểm nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất nên được người dân mở hội ăn Tết mừng trăng.
Có nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của ngày Tết Trung thu
Ý nghĩa Tết Trung thu
Tết Trung thu là dịp để các thành viên trong gia đình được đoàn tụ, sum vầy; giúp tình cảm gia đình thêm khăng khít, gắn bó. Đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính, biết ơn đối với ông bà, cha mẹ qua những lời hỏi thăm, lời chúc và những món quà ý nghĩa. Ngược lại, ngày Tết Trung thu cũng là dịp để ông bà, cha mẹ thể hiện tình yêu thương đối với con cháu.
Ngày Tết Trung thu cũng được xem là ngày Tết thiếu nhi, trẻ em khắp vùng miền cả nước được hòa mình vào ngày hội rước đèn, phá cỗ, xem múa lân, ngắm trăng... cùng bạn bè và người thân.
Theo quan niệm trong dân gian, ngày Rằm tháng 8 cũng là dịp để người dân ngắm trăng và dự đoán về mùa màng trong năm tới. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ được mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hoặc màu mục thì năm đó sẽ có thiên tai và nếu trăng thu màu cam sáng rực thì đất nước sẽ phát triển, thịnh trị.
Tết Trung thu tiếng Anh là gì?
Tết Trung thu tiếng Anh là "Mid autumn festival" /mɪdɔːtəm/. Một số từ vựng Tiếng Anh về Tết Trung thu:
Children's festival /'tʃildrən fɛs.tə.vəl/: Tết thiếu nhi.
Theo như Lịch Vạn Niên, Tết Trung thu năm 2022 rơi vào Thứ 7, ngày 10/9/2022 Dương lịch (15/8/2022 lịch âm) tức ngày Bính Dần, Tháng Kỷ Dậu, Năm Nhâm Dần.
Nguồn gốc của bánh Trung thu
Bánh Trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và một số quốc gia khu vực Đông Á. Theo truyền thuyết kể rằng, cuối thời Nguyên của Trung Quốc, trong cuộc khởi nghĩa nông dân nhằm chấm dứt giai đoạn thống trị của nhà Nguyên và lập ra nhà Minh do hai vị Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn lãnh đạo, để có thể truyền tin tức và những mệnh lệnh bí mật của cuộc khởi nghĩa, người dân đã làm những chiếc bánh hình tròn, bên trong những chiếc bánh này có nhét thêm một tờ giấy định sẵn thời gian khởi nghĩa vào lúc trăng sáng nhất - ngày Rằm tháng 8. Để kỷ niệm sự kiện ấy và bày tỏ lòng biết ơn, người dân Trung Quốc làm bánh Trung thu vào ngày Rằm tháng 8.
Bánh Trung thu có nhiều tên gọi khác nhau. Trước đây, người ta biết đến bánh Trung thu với tên gọi bánh Hồ, bánh hoàng tộc hoặc bánh đoàn viên. Nó không thể thiếu trong nghi thức đón mặt trăng của người trung cổ.
Bánh Trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và một số quốc gia khu vực Đông Á.
Ý nghĩa của bánh Trung thu
Bánh Trung thu được du nhập vào Việt Nam nhưng nó đã ăn sâu vào tâm trí của người Việt bởi những ý nghĩa nhân văn của loại bánh đặc biệt này. Với hình dáng tròn đầy, bánh Trung thu biểu tượng cho sự sung túc, viên mãn, tròn vẹn. Dù ai đi ngược về xuôi, vẫn nhớ hương vị bánh trung thu đặc trưng và trở về nhà quây quần, sum họp vào ngày Rằm tháng 8. Nhâm nhi ly trà thanh mát, thưởng thức bánh Trung thu đậm vị cùng người thân yêu sẽ là cảm giác rưng rưng khó tả khiến bạn không thể nào quên.
Bánh Trung thu hình tròn thể hiện cho hình dáng của vầng trăng trong ngày Rằm tháng 8 tượng trưng cho sự vẹn nguyên, đủ đầy, sự đoàn tụ, viên mãn.
Bánh Trung thu hình vuông đại diện cho hình dáng trời đất, sự tự do và hạnh phúc của con người.
Giờ đây, bánh Trung thu là món quà biếu tặng không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu. Những hộp bánh Trung thu sang trọng vừa thể hiện lòng biết ơn, sự chân thành của người tặng vừa khơi dậy những giá trị văn hóa truyền thống của người Việt.
Tại Việt Nam, có 2 loại bánh Trung thu truyền thống được khách hàng ưa chuộng nhất là bánh nướng và bánh dẻo.
Bánh dẻo được làm từ sự kết hợp của bột nếp trắng tinh, đường và hoa bưởi thơm lừng; bánh được đúc trong khuôn hình tròn bằng gỗ hoặc nhựa. Nhân bánh dẻo truyền thống được làm bằng hạt sen hoặc đậu xanh say nhuyễn. Hình dáng vầng trăng tròn được thể hiện qua hình dáng của mỗi chiếc bánh dẻo trắng ngà, biểu tượng cho gia đình đoàn viên, sum họp, thanh khiết và ngọt ngào.
Bánh nướng gồm hai phần: vỏ bánh và nhân bánh. Vỏ bánh nướng được làm từ bột mì lên men trộn với trứng gà, rượu. Nhân bánh đa dạng như: Nhân thập cẩm là sự kết hợp của nhiều nguyên liệu của dăm bông, thịt lợn, vi yến, dừa, hạt dưa, ngó sen, bí đao…, nhân đậu xanh, khoai môn, nhân đậu đỏ,nhân hạt dẻ, nhân mứt dứa, nhân sen trắng, nhân trà xanh, nhân đậu xanh trứng muối, bên trong là lòng đỏ trứng có vị mặn. Bánh nướng có 2 vị mặn và ngọt, 2 vị này tưởng đối lập nhau nhưng lại hòa hợp với nhau một cách tự nhiên. Vị mặn - ngọt của bánh tượng trưng cho vị mặn - ngọt của cuộc đời, sau những khó khăn vấp ngã mà con người trải qua là những hoa thơm, trái ngọt mà cuộc sống ban tặng, là vị ngọt tình thương của người thân luôn bên cạnh, chở che cho ta. Hình tròn của nhân bánh là biểu tượng của sự viên mãn, tròn đầy.
Bánh nướng và bánh dẻo là hai loại bánh truyền thống và được ưa chuộng nhất tại Việt Nam
Các loại bánh Trung thu 2022
Ngày nay, để đáp ưng nhu cầu sử dụng của khách hàng, bánh Trung thu 2022 có nhiều loại nhân và nhiều hình dáng khác nhau để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn. Tuy nhiên, ý nghĩa biểu tượng về sự tròn đầy, viên mãn, đoàn tụ, sum họp của bánh Trung thu vẫn không thay đổi. Một số loại bánh Trung thu phổ biến được người tiêu dùng "săn đón":
Bánh Trung thu có ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong ngày Rằm tháng 8 và trở thành món quà biếu tặng ý nghĩa và sang trọng. Để món quà biếu tặng trở nên sang trọng và đẳng cấp hơn, khách hàng thường có nhu cầu tìm mua những thương hiệu bánh Trung thu cao cấp. Dưới dây là một vài gợi ý cho khách hàng:
Bánh Trung thu Long Đình
Với hơn 10 năm kinh nghiệm và bí quyết gia truyền kết hợp với công nghệ sản xuất bánh Trung thu hiện đại, bánh Trung thu Long Đình luôn là sản phẩm chất lượng, ghi dấu trên thị trường với 8 hương vị thuần khiết thiên nhiên: Trà xanh, Sen trắng, Đậu đỏ, Hạt dẻ, Hạnh nhân, Khoai môn, Mứt dứa và Trứng sữa Đậu xanh. Chất lượng và đẳng cấp hàng đầu của bánh Trung thu Long Đình được đảm bảo bằng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2008 và hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm HACCP.
Hộp bánh Trung thu Long Đình sang trọng với màu nâu tím ánh đồng, phối hợp tinh tế cùng hoa văn gỗ được chạm khắc tinh xảo, bên trong lót lớp lụa vàng bọc những chiếc bánh tròn thơm phức hoàn hảo về chất lượng, hoàn mỹ về hình thức. Bánh Trung thu Long Đình xứng đáng là món quà trang trọng, ý nghĩa, thể hiện lòng tri ân gửi đến gia đình, đối tác, bè bạn và người thân mỗi dịp tết trung thu về.
Bánh Trung thu Long Đình đa dạng mẫu mã, mùi vị thơm ngon
Ngoài ra, khách hàng có thể tham khảo thêm một số thương hiệu bánh trung thu cao cấp khác:
Địa chỉ mua bánh Trung thu cao cấp uy tín tại Hà Nội 2022
Mua bánh Trung thu cao cấp, chất lượng ở đâu tại Hà Nội luôn là thắc mắc của nhiều quý khách hàng? Với mục đích: "Luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu" cửa hàng bánh Trung thu Long Đình là địa chỉ cung cấp bánh Trung thu cao cấp, uy tín mà quý khách hàng không nên bỏ lỡ. Bánh Trung thu Long Đình 2022 đa dạng mẫu mã cho quý khách hàng lựa chọn. Giá cả phải chăng, hình thức đẹp sang trọng, chất lượng THƠM NGON - ĐẶC TRƯNG bánh, Trung thu Long Đình không chỉ là sản phẩm quen thuộc của thực khách mỗi dịp Trăng Rằm mà còn là món quà biếu tặng cao cấp, ý nghĩa.
Bánh Trung thu Long Đình - thương hiệu bánh trung thu cao cấp, được khách hàng tin tưởng lựa chọn
Tết Trung thu có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi gia đình, là dịp sum họp, sung túc, là những khoảng khắc đong đầy tình yêu thương và sẻ chia. Hãy để Bánh Trung thu Long Đình gửi trao tâm tình, giúp bạn có ngày tết đoàn viên tròn vẹn và ý nghĩa.
Rằm tháng 8 - Tết Trung thu là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn viên, sum họp. Ngày tết sẽ ý nghĩa và tròn vẹn hơn khi có những chiếc bánh Trung thu truyền thống đủ vị, đong đầy yêu thương. Hiểu rõ về ngày Rằm tháng 8 - Tết trung thu và những thức quà đặc biệt, ta lại càng thêm yêu, thêm quý trọng ngày đoàn viên này!
Rằm tháng 8
Rằm tháng 8 là ngày gì?
Rằm (ngày 15) tháng 8 âm lịch là ngày Tết Trung thu. Trung thu là giữa mùa thu. Từ xa xưa, ông cha ta xem ngày Rằm tháng 8 là ngày lành, tháng tốt để tiên đoán về mùa màng trong năm và là dịp Tết để trẻ nhỏ vui chơi.
Người xưa luôn cho rằng cuộc đời và vầng trăng có mối liên hệ khăng khít, tương quan. Trăng tròn - trăng khuyết tượng trưng cho niềm vui - nỗi buồn, sự đoàn tụ - chia ly của con người. Tết Trung thu trăng tròn đầy, sáng rực biểu tượng cho sự sum họp, đoàn tụ; vì thế cũng được gọi là Tết Đoàn viên.
Cúng Rằm tháng 8 năm 2022
Lễ vật cúng gia tiên ngày Rằm tháng 8 gồm những gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tết Trung thu là Tết Đoàn viên, là ngày sum vầy của các thành viên trong gia đình. Theo truyền thống phong tục của người Việt, vào ngày này các gia đình thường chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên vào ban ngày và mâm cỗ ngọt để cùng chung vui phá cỗ đêm Rằm.
Mâm cỗ cúng gia tiên vào ban ngày Rằm tháng 8 không cần quá cầu kỳ. Những lễ vật bạn cần chuẩn bị: Nhang hương, hoa tươi, quả sạch bày biện trang nghiêm trên bàn thờ gia tiên và chuẩn bị thêm một mâm cơm chay để cúng gia tiên.
Chuẩn bị mâm cỗ Trung thu đầy đủ, trang trí đẹp mắt
Đối với mâm cỗ ngọt buổi tối thưởng nguyệt, đầu cỗ là bánh mặt trăng hay còn gọi là bánh Trung thu và dùng nhiều hoa quả đủ màu sắc sặc sỡ tạo nên mâm ngũ quả bắt mắt.
Bài cúng Rằm tháng 8
Dưới đây là bài cúng theo "Văn khấn cổ truyền Việt Nam" - NXB Văn hóa Thông tin:
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá, Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: … Tuổi: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày Rằm tháng 8 gặp tiết Trung thu, tín chủ chúng con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại…, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng. Xin các ngài độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!