Tại sao bánh trung thu bị nứt? Đây là một câu hỏi khiến cho những người mới tập làm bánh vô cùng đau đầu, khó trả lời. Thực tế, trong quá trình làm bánh, có một số lỗi nhỏ có thể làm cho bánh khô, con và nứt sau khi nướng. Để khắc phục điều đó, chúng ta phải biết rõ nguyên nhân cũng như xử lý kịp thời.

Tại sao bánh trung thu bị nứt sau khi nướng?

Bánh trung thu bị nứt làm giảm đi tính thẩm mỹ cho chiếc bánh, đồng thời cũng khiến cho hương vị của bánh không còn nguyên vẹn. Tình trạng này rất thường xuyên xảy ra, nhất là với người mới học làm bánh. Nguyên nhân do:

  • Trong quá trình làm bánh chúng ta đã nhào bột quá khô, không đủ lượng nước tương ứng với lượng bột. Cũng có thể, do bạn không để bột nghỉ đủ thời gian nên chưa nở hết, làm cho độ đàn hồi của vỏ bánh giảm đi. 
  • Một lỗi rất thường thấy khiến bánh trung thu bị nứt đó là do bạn quét lòng đỏ trứng và dầu ăn lên vỏ bánh khi vỏ bánh chưa khô.
  • Vỏ bánh trung thu có nguy cơ nứt cao hơn nếu như làm bỏ bánh quá dày, ép bánh quá mạnh hoặc quá lâu.
  • Nhiệt độ nướng bánh ảnh hưởng trực tiếp độ thơm ngon, màu sắc và kết cấu bánh. Nhiệt độ quá cao sẽ làm bánh khô và dễ dẫn tới hiện tượng rạn nứt.

Như thế, nguyên nhân làm bánh bị nứt khá nhiều, do đó trong quá trình nhào bột, nặn bánh, nướng bánh chúng ta phải hết sức cẩn thận. Bạn nên tuân thủ nghiêm túc về tỉ lệ các nguyên liệu, thời gian, nhiệt độ nướng bánh theo hướng dẫn.

Bí quyết ngăn chặn bánh trung thu bị nứt khi nướng

Biết được nguyên nhân tại sao bánh trung thu bị nứt, chúng ta dễ dàng tìm ra được phương pháp xử lý. Dưới đây là một số bí quyết được chuyên gia làm bánh có kinh nghiệm chia sẻ:

1. Cách nhào bột

Khi nhào bột làm bánh, nếu không cẩn thận bạn sẽ làm cho vỏ bánh bị khô hoặc bị nhão. Do đó, tỉ lệ nước và bột cần phải đúng với từng loại nguyên liệu. Một mẹo hay cho các bạn để có được lớp vỏ bánh mềm, xốp, khó bị nứt đó chính là dùng trái thơm (trái dứa).

Trong bước nấu nước đường nhào bột bánh, bạn hãy cắt thêm vào đó vài lát mỏng trái dứa. Khi nào nước đường nguội, bạn dùng vá vớt sạch dứa bỏ đi. Tác dụng của trái thơm làm vỏ bánh mềm, xốp và đặc biệt, mùi thơm của trái dứa khiến vỏ bánh hấp dẫn hơn rất nhiều.

2. Quét dầu và lòng đỏ trứng đúng lúc

Bánh trung thu sẽ đẹp mắt, màu ổn định, béo ngậy hơn nếu như được quét dầu và lòng đỏ trứng gà lên vỏ bánh trong khi nướng. Tuy nhiên, nếu bạn quét hỗn hợp đó vào lúc vỏ bánh còn ướt thì khi nướng khô sẽ nứt nẻ, mất thẩm mỹ.

Cùng với đó, bạn cũng cần chú ý đến mật độ quét dầu, lòng đỏ trứng cho vỏ bánh. Tuyệt đối không quét thường xuyên mà phải có định lượng. Tốt nhất là dùng chổi quét chuyên dụng để không làm hư hỏng vỏ bánh.

3. Kiểm soát nhiệt độ nướng bánh

Nhiệt độ, thời gian dùng để nướng bánh trung thu sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng loại lò nướng. Ngoài ra, các yếu tố như tỉ lệ nhân và vỏ, nguyên liệu làm bánh cũng mang tính chất quyết định. Vì thế, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng để căn chỉnh chính xác. Điều này giúp hạn chế tình trạng vỏ bánh bị cứng và nứt gãy.

Như vậy, chúng ta đã hiểu rõ lý do tại sao bánh trung thu bị nứt sau khi nướng và cách khắc phục. Làm bánh là một nghệ thuật, người làm bánh là nghệ sĩ, hãy dùng kinh nghiệm và bàn tay khéo léo của mình để có được những chiếc bánh thơm ngon, bóng bảy. 

 

Tracy Nguyễn

Chị Tracy Nguyễn – Founder Bánh trung thu Long Đình - Trong suốt chặng đường hơn một thập kỷ của Bánh trung thu Long Đình, có một người thuyền trưởng thầm lặng luôn vững tay chèo lái con thuyền, đưa thương hiệu ngày một lớn mạnh hơn, đó chính là Founder Tracy Nguyễn. Kiên trì, tỉ mỉ, nhẫn nại, … đó là điều mà những năm qua, chị luôn thôi thúc bản thân cùng những người cộng sự của mình trong công cuộc xây dựng thương hiệu từ những ngày đầu thành lập cho tới hiện tại.