Bạn có biết tại sao bánh trung thu bị mốc dù vẫn còn ở trong bao bì đóng gói hay không? Chỉ khi nào bạn biết rõ được nguyên nhân thì bạn mới tìm ra được phương pháp ngăn chặn tình trạng này hiệu quả. Ngay dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý do cũng như các phòng tránh tình trạng bánh trung thu bị mốc hữu hiệu nhất.

Tại sao bánh trung thu bị mốc?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bánh trung thu bị ẩm mốc. Bánh bị mốc chắc chắn sẽ không thể sử dụng được nữa vì gây ra ảnh hưởng rất xấu đối với sức khỏe. Cụ thể như sau:

  • Bánh trung thu có thể bị mốc do các thành phần nguyên liệu bạn chuẩn bị. Nếu như nguyên liệu đã cú, có nấm mốc sẵn hoặc trong quá trình chế biến không đảm bảo sạch sẽ thì nấm mốc có điều kiện phát triển.
  • Để nguyên liệu làm bánh ở những nơi có độ ẩm cao, vệ sinh kém, nhiều côn trùng cũng làm cho bánh sau khi chế biến bị mốc.
  • Ngoài ra, dụng cụ chế biến bánh trung thu như tô chén, khuôn ép bánh, khay bánh, lò nướng không được vệ sinh đều đặn, sạch xe cũng gây ra nguy cơ bánh mốc rất lớn. Chúng sẽ là điều kiện tốt để ký sinh trùng, nấm mốc sinh sôi, nảy nở.
  • Nguyên nhân bánh trung thu bị mốc đến từ việc bảo quản bánh không đúng quy chuẩn.
  • Do người chế biến bánh không tuân thủ đúng nguyên tắc kết hợp nguyên liệu làm bánh. Bánh quá nhạt khiến cho tình trạng bánh mốc xuất hiện nhanh hơn.
  • Tại sao bánh trung thu bị mốc? Đó là vì bánh đã hết hạn sử dụng. Đối với bánh không có chất bảo quản thì thời gian sử dụng chỉ kéo dài vài tuần mà thôi.

Biểu hiện của bánh trung thu bị mốc

Cách nhận biết bánh trung thu có bị mốc hay không rất đơn giản. Bạn chỉ cần quan sát bằng mắt hoặc ngửi bằng mũi cũng có thể phát hiện. 

Khi quan sát bằng mắt, bạn sẽ thấy có lớp bụi trắng phủ bên trên. Ở giai đoạn đầu, lớp mốc trắng này chỉ rải rác ở một số vị trí nhưng lâu dài sẽ bao phủ toàn bộ chiếc bánh. Nghiêm trọng hơn, lớp mốc dày lên tạo thành một lớp lông trắng trên bề mặt.

Một cách khác để nhận biết đó là ngửi mùi của bánh. Bánh còn đảm bảo chất lượng sẽ có mùi thơm dễ chịu, hấp dẫn. Thế nhưng, khi bánh bị mốc sẽ biến đổi chất, mùi trở nên khó chịu, hơi hắc và nồng. Dù có bất cứ dấu hiệu nào, bạn cũng không nên tiếp tục sử dụng bánh để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Cách ngăn chặn bánh trung thu bị mốc

Khi đã hiểu rõ tại sao bánh trung thu bị mốc, bạn sẽ dễ dàng ngăn chặn điều đó. Một số nguyên tắc bảo quản bánh, tránh hiện tượng nấm mốc cho bánh trung thu như sau:

  • Cần đóng gói và giữ bánh tránh tiếp xúc với môi trường không khí tự nhiên.
  • Không để bánh ở những nơi có độ ẩm cao, gần nguồn nước hay nơi thường xuyên bị nhiễm bẩn do dầu mỡ, khói bụi,….
  • Bánh trung thu cần bảo quản ở nhiệt độ ổn định, tránh những khu vực có nhiệt độ cao, nguồn ánh nắng trực tiếp.
  • Vệ sinh thật sạch sẽ dụng cụ làm bánh.
  • Chỉ mua bánh trung thu ở những cơ sở sản xuất có uy tín, thương hiệu rõ ràng.
  • Chọn nguyên liệu làm bánh còn mới, chế biến bánh theo đúng tỉ lệ trong hướng dẫn.

 

Trên đây là đáp án cho câu hỏi tại sao bánh trung thu bị mốc. Chúng ta hoàn toàn có khả năng bảo quản tốt chiếc bánh của mình để tránh nấm mốc xâm lấn, tấn công. Bánh đã mốc, đã hư hỏng thì không nên sử dụng vì sẽ gây ra ngộ độc thực phẩm.

Tracy Nguyễn

Chị Tracy Nguyễn – Founder Bánh trung thu Long Đình - Trong suốt chặng đường hơn một thập kỷ của Bánh trung thu Long Đình, có một người thuyền trưởng thầm lặng luôn vững tay chèo lái con thuyền, đưa thương hiệu ngày một lớn mạnh hơn, đó chính là Founder Tracy Nguyễn. Kiên trì, tỉ mỉ, nhẫn nại, … đó là điều mà những năm qua, chị luôn thôi thúc bản thân cùng những người cộng sự của mình trong công cuộc xây dựng thương hiệu từ những ngày đầu thành lập cho tới hiện tại.

Tracy Nguyễn

Chị Tracy Nguyễn – Founder Bánh trung thu Long Đình - Trong suốt chặng đường hơn một thập kỷ của Bánh trung thu Long Đình, có một người thuyền trưởng thầm lặng luôn vững tay chèo lái con thuyền, đưa thương hiệu ngày một lớn mạnh hơn, đó chính là Founder Tracy Nguyễn. Kiên trì, tỉ mỉ, nhẫn nại, … đó là điều mà những năm qua, chị luôn thôi thúc bản thân cùng những người cộng sự của mình trong công cuộc xây dựng thương hiệu từ những ngày đầu thành lập cho tới hiện tại.